Vai trò của Hoa Kỳ Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa

Viện trợ kinh tế

Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa chính là các khoản viện trợ kinh tế bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ trợ nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới hình thức hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xã hội, kinh tế-văn hóa).

Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, thì phần lớn viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay lớn của Mỹ giúp Việt Nam Cộng hòa đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điệnThủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970).[74][75]

Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa 1955-1975
Năm
Tổng viện trợ
triệu USD
Bình quân đầu người
USD
Bình quân đầu người
Đồng
Quy đổi tỉ giá 2017
tỉ USD
Năm
Tổng viện trợ
triệu USD
Bình quân đầu người
USD
Bình quân đầu người
Đồng
Quy đổi tỉ giá 2017
tỉ USD
1955322,428,03981,222,9151966793,947,474.936,956,027
1956210,016,33571,541,8921967666,638,854.195,334,892
1957282,221,38748,432,4691968651,136,894.352,964,637
1958189,014,04491,351,6071969560,530,973.654,093,812
1959207,415,01525,441,7331970655,433,633.968,454,197
1960181,812,92542,171,4931971778,038,714.567,364,719
1961152,010,45365,711,2311972587,728,4610.131,783,452
1962156,010,45627,051,2551973531,225,0612.377,963,018
1963195,912,74764,391,5561974657,430,1619.088,723,435
1964230,614,62876,971,8021975240,910,43--1,121
1965290,317,811.068,652,246
Ghi chú: Mức viện trợ bình quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số Việt Nam Cộng hòa cùng năm. Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng Đô la Mỹ nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa Đồng Việt Nam Cộng hòa với Dollar.Nguồn: Số liệu về tổng viện trợ lấy từ Dacy (1986), bảng 10.2, trang 200; Số liệu về dân số Việt Nam Cộng hòa lấy từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), bảng 1.1, trang 238; Số liệu về tỷ giá hối đoái lấy từ Dacy (1986), bảng 9.5, trang 190.

Tuy nhiên, phần lớn những khoản viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa, thực ra lại được Hoa Kỳ ngầm thu hồi lại. Ví dụ, trong 6,1 tỷ USD viện trợ (tính theo thời giá 1991) trong tài khoá 1960 - 1961, có 4,8 tỷ USD (80%) được chi ngay ở Mỹ. Sở dĩ như vậy vì phần lớn hàng hóa viện trợ quân sự được mua từ chính các công ty Mỹ. Nếu không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, xuất khẩu của nước Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm dư thừa tăng lên rất nhanh. Vì vậy, viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thực ra cũng chính là tiền trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ[76] Qua chính sách nước đôi này, Hoa Kỳ vừa muốn đạt được mục đích chính trị ở Việt Nam, lại vừa đạt được mục đích trợ giúp kinh tế trong nước.[77]

Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa là rất lớn, đạt hơn 10 tỷ USD (thời giá thập niên 1960, tương đương 70-80 tỷ USD theo thời giá 2015). Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, Ấn Độ trong 20 năm (1950 - 1970) được Hoa Kỳ viện trợ 9,3 tỷ USD (trong khi dân số Ấn Độ lớn hơn 20 lần); Philippines trong 22 năm được viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Indonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính trong 25 năm (1946 - 1970), tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước mới đạt 4,9 tỷ USD. Tại miền Nam Việt Nam, thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975), trung bình viện trợ Hoa Kỳ đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm (khoảng một nửa là viện trợ kinh tế), tức là còn lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra[7].

Nguồn viện trợ Mỹ đã không giải quyết vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất của nền kinh tế là sự “tự chủ”, trái lại, nó đã trở thành một loại ma túy nguy hại cho bản thân nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa. Nó tạo ra sự ỷ lại của nền kinh tế, phụ thuộc nặng vào viện trợ và thiếu động lực để tự lực cánh sinh. Một số quan chức Việt Nam Cộng Hòa đã thử cố gắng để xây dựng một hệ thống tài chính tự chủ, và cố kiểm soát các loại hàng hóa nhập khẩu qua viện trợ, tuy nhiên trong mọi trường hợp, Mỹ đều can thiệp để nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực ấy, điều này cho thấy bản chất viện trợ Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa là mấu chốt để duy trì một lãnh thổ phụ thuộc vào Mỹ thay vì xây dựng một nước đồng minh độc lập[78] Ông Vũ Quốc Thúc, chuyên gia kinh tế, từng làm cố vấn kinh tế của Tổng thống, trong một buổi nói chuyện vào năm 1975, đã thổ lộ[79]:

Tôi đã có nhiều lần có ý định dành một ít ngoại tệ cho quốc gia để sử dụng vào lúc hữu sự. Nhưng điều này không thể giấu được con mắt của người Mỹ, nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, bán những gì họ đều nắm và quyết định. Khi họ thấy quỹ ngoại tệ đầy lên một chút thì việc nhập khẩu xăng dầu họ bắt phải trả bằng ngoại tệ sở hữu, không viện trợ nữa, do đó có để giành cũng vô ích, vì cuối cùng để giành lại phải chi tiêu, viện trợ bị cắt giảm. Chính cách xử sự đó của người Mỹ đã đẩy các nhà quản lý ở miền Nam Việt Nam vào xu hướng ỷ lại. Tự lực tự cường không nổi, vì nếu tự lực tự cường thì viện trợ Mỹ cắt giảm, có khi thiệt hại hơn là không tự lực, tự cường.

Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét:

Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển được, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân phải dựa vào đôla của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc, tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ viện trợ Mỹ... về vật chất, sự lệ thuộc đã hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và quân đội Việt Nam Cộng hoà còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu là Mỹ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ.[80]

Viện trợ kỹ thuật

Hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế là các hoạt động tư vấn về thiết kế và thực thi những chính sách, biện pháp quản lý, phát triển kinh tế. Từ 1963, sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm và có thể tham gia sâu hơn vào các quyết định của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Mỹ đã chú trọng giúp Việt Nam Cộng hòa phát triển kinh tế, coi đó là một điều kiện quan trọng hậu thuẫn cho thắng lợi về quân sự. Mỹ đã cử nhà kinh tế David Lilienthal tới Việt Nam Cộng hòa giúp thiết kế Kế hoạch kinh tế hậu chiến.

Giai đoạn 1965-1969, nhiều cơ chế, chính sách kinh tế của Việt Nam Cộng hòa là do Phái bộ viện trợ Mỹ (USAID-VM) thiết kế. Thí dụ, chương trình Người cày có ruộng mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã tiến hành do đoàn cố vấn Mỹ đấu thầu để xin hỗ trợ tài chính, thiết kế nội dung và lộ trình sau khi trúng thầu.

Nhiều dự án kinh tế với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Mỹ đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao năng lực sản xuất nông-lâm-ngư.

Theo Bộ trưởng kinh tế Nguyễn Tiến Hưng kể lại, trong một buổi họp với Bộ Công Chánh, ông có hỏi lý do gì mà chưa xây được chiếc cầu Mỹ Thuận. Nhiều vấn đề như kỹ thuật, ngân sách, an ninh được viện dẫn để giải thích. Sau cùng, một nhân viên tại bộ phát biểu: "Thưa ông, mặc dầu cây cầu mang tên Mỹ Thuận nhưng Mỹ có bao giờ thuận đâu mà xây". Câu nói của thanh niên trẻ tuổi đã tóm gọn sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ[81].

Viện trợ xã hội

Gần 20 năm hoạt động, cơ quan Viện Trợ Hoa kỳ USAID đã giúp Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phương tiện và kỹ thuật để phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết tại Việt Nam Cộng hòa là 70%, khá cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó[42].

Xáo trộn kinh tế

Vì sự hiện diện đông đảo của quân nhân Mỹ, cao điểm lên tới hơn nửa triệu quân, kinh tế Việt Nam bị dao động không ít. Tính trung bình thì mỗi quân nhân Mỹ được trả lương 600 Mỹ kim, nếu để chi tiêu tự do sẽ làm rối loạn giá sinh hoạt cho dân thường, gây ra lạm phát. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đề ra cách hạn chế tiền đô la áp đảo bằng cách dùng MPC (thông tục gọi là "đô la đỏ") thay vì Mỹ kim thật (tục gọi là "đô la xanh") để quân nhân mua bán. Dù vậy nạn đô la lan tràn gây vấn nạn khi người Mỹ mua bán MPC với người Việt trong việc giao thương quốc nội. Để đối phó, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đề nghị Quân lực Mỹ thỉnh thoảng đổi hình dạng MPC khiến những người Việt nào tích trữ và dùng MPC cũ không thể đem đổi lại sang Mỹ kim.[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa http://www.banknoteworld.com/countries/vietnam_sou... http://www.bbc.com/vietnamese/programmes/story/200... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNAAK857.pdf http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/chronology... http://www.viet-studies.info/kinhte/DangPhong_Nguo... http://www.viet-studies.info/kinhte/HoiKy_NguyenHu... http://www.f.waseda.jp/tvttran/en/recentpapers/E03... http://trithucvn.net/blog/truoc-nam-1975-kinh-te-n...